Dưới đây
là 3 điều mà mọi bố mẹ tuyệt đối không được bỏ lỡ nếu muốn ngăn chặn ngay những
thói quen xấu của con và dạy con ngoan hơn.
Nhà
tâm thần học nổi tiếng người Mỹ Rudolf Driekurs đã từng nói: "Một đứa trẻ
hư hỏng là một đứa trẻ nản lòng". Trẻ cảm thấy nản chí khi không cảm thấy
được quan tâm và chú ý. Mặc dù điều đó có thể dẫn đến những hành xử không ngoan
ở trẻ, nhưng đồng thời nó cũng là một tín hiệu cho bố mẹ để giúp đỡ con.
Có phải
những hành xử không ngoan của con bạn liên tục tái diễn? Có phải bạn đang tha
thiết mong muốn một sự thay đổi trong thái độ của con? Vậy thì 3 thứ mà bạn
phải luôn luôn mang lại cho con dưới đây chính là câu trả lời mà bạn đang tìm
kiếm.
Đứa trẻ nào
cũng có những lúc cư xử không ngoan và không nghe lời, quan trọng là bố mẹ phải
biết cách ngăn chặn bằng những giải pháp phù hợp (Ảnh minh họa).
1. Cho con tình yêu vô điều kiện và sự quan tâm
Mỗi ngày,
hãy dành riêng ít nhất vài phút với con của bạn. Cho con thấy rằng bạn trân
trọng thời gian bạn ở bên con. Hãy bắt đầu khoảng thời gian ấy bằng cách hỏi về
những điều quan trọng đối với con và thay vì hỏi những câu hỏi có hoặc không
như “Hôm nay con có vui không?”, hãy đặt những câu hỏi mở mang tính khuyến
khích đối thoại:
"Con
đã chơi với ai trong thời gian nghỉ giải lao hôm nay thế?".
"Con
nghĩ gì về buổi học ngày hôm nay?".
Nói ít
hơn, lắng nghe nhiều hơn. Hãy kết nối với con một cách tự nhiên mà không có bất
kỳ một ẩn ý hay ý định nào cả. Điều này sẽ giúp làm giảm nhu cầu cần được bố mẹ
quan tâm quá mức của đứa trẻ.
Bố mẹ nên dành thời gian, dù chỉ mấy phút mỗi ngày để trò
chuyện và tâm sự cùng con (Ảnh minh họa).
Nếu con
tiếp tục làm quấy nhiễu bạn vào những lúc khác trong ngày khi bạn đang bận, hãy
nói thật tử tế và tôn trọng. "Bố/mẹ cũng muốn có thể dành thời gian với con
bây giờ. Nhưng bố.mẹ có một số công việc khác phải làm. Bố/mẹ rất mong đợi thời
gian đặc biệt cùng nhau của chúng ta sau bữa ăn tối. Vậy nên con hãy đợi đến
lúc đó nhé".
2. Cho con tinh thần trách nhiệm
Hãy xem con bạn như một người trẻ có trách nhiệm. Tạo cơ
hội cho con nhận ra mình có khả năng như thế nào. Dạy con cách
làm việc nhà. Hãy để con thấy được con có thể đóng góp những gì cho cả gia
đình. Ghi nhận những hành động tốt và tích cực của con nhưng không được ca ngợi
con quá nhiều. Ví dụ bạn giao cho con nhiệm vụ dọn bàn ăn trước khi ăn cơm, nếu
bạn thấy con hoàn thành tốt, hãy nói với con: “Cảm ơn con vì đã dọn bàn ăn.
Bố/mẹ đánh giá rất cao sự giúp đỡ của con.”
Giao việc
nhà cũng là một trong những cách để trẻ nhận thức được trách nhiệm của chúng
(Ảnh minh họa).
3. Cho con những sự lựa chọn
Không có
ai thích bị sai bảo cả. Mọi người cảm thấy được tầm quan trọng của bản thân khi
họ thấy quan điểm của mình được lắng nghe và trân trọng. Bố mẹ nên cho con sự
tự do nhưng vẫn trong giới hạn nào đó. Hãy tưởng tượng điều đó giống như việc
bạn vẽ ra cho con một vòng tròn nhưng vẫn có chỗ cho con để có thể di chuyển
xung quanh ở giữa. Khi con lớn lên, hãy mở rộng vòng tròn và cho con quyền kiểm
soát nhiều hơn những thứ quan trọng đối với con.
Ví dụ:
Đặt ra
các giới hạn hợp lý: Con phải hoàn thành bài tập về nhà trước bữa tối.
Đưa ra
các lựa chọn: có thể là trước hoặc sau giờ chơi.
Hãy luôn cho
trẻ có quyền lựa chọn, đặc biệt là trong những vấn đề quan trọng đối với chúng
(Ảnh minh họa).
Tôn trọng
sự lựa chọn của con và có niềm tin vào khả năng đưa ra những quyết định đúng
của con. Bố mẹ tuyệt đối không nên dùng đến các hình phạt để tước đi những
quyền lợi của con khi con mắc lỗi. Hãy để con học hỏi từ những lần mắc lỗi đó.
Trẻ có
thể kiểm tra và thử thách lòng tốt và sự kiên định của bạn bằng cách cố tình
hành xử không ngoan và không nghe lời nhiều hơn. Nhưng hãy kiên nhẫn và nhất
quán, mọi thứ sẽ sớm bắt đầu khả quan lên thôi! Hãy tìm hiểu thêm về tư duy của các bé qua những gì chúng tôi chia sẻ tại đây: http://chiaki.vn/me-va-be-c52
0 nhận xét :
Đăng nhận xét